Về Cần Thơ thăm nhà “người đẹp Tây Đô”

Xe dịch vụ 4c 7c 16c Phục vụ tham quan du lịch từ Cần Thơ đi các tỉnh

Liên hệ: 0786.55.57.59

Đôi nét về Người đẹp Tây Đô

Từ khi bộ phim “Người đẹp Tây Đô” của đạo diễn Lê Cung Bắc khởi chiếu trên truyền hình hầu như ai ai cũng biết đến “Người đẹp Tây Đô” nhưng đa phần đều cho rằng Cô là một nhân vật hư cấu. Tuy nhiên khác với mọi người vẫn nghĩ, Cô là một nhân vật có thật, nguyên bản “Người đẹp Tây Đô” là bà Lâm Thị Phấn


Bà là Lâm Thị Phấn, một cô con gái xuất sắc của dòng họ Lâm danh giá. Bà còn là một tình báo viên nổi tiếng, một thiếu tá tình báo Quân đội Nhân dân Việt Nam, Anh hùng Lực lượng Vũ trang. Bà đã sống, đấu tranh cho dân tộc qua hai cuộc kháng chiến cứu nước trường kỳ góp phần ghi dấu vào những mốc son mãi chói ngời trong lịch sử oanh liệt của dân tộc Việt Nam.
(Chân dung bà Lâm Thị Phấn)


(Diễn viên Việt Trinh – người đóng vai Người Đẹp Tây Đô)


Thuở vừa trăng tròn, Lâm Thị Phấn con gái của điền chủ trí thức Lâm Văn Phận được người dân trong vùng đất Tây Đô trù phú gọi trìu mến là “Người đẹp Tây Đô”. Họ gọi vậy để tôn vinh một người con gái tài sắc vẹn toàn hiếm có. Theo những tài liệu còn lưu giữ tại ngôi nhà truyền thống của dòng họ Lâm ở thành phố Cần Thơ, thời bấy giờ bà không chỉ đẹp mà còn là một thiếu nữ có học thức rất cao. Bởi vậy Lâm Thị Phấn sớm lọt vào mắt xanh của nhiều tài tử giàu có trong vùng, trong số đó có người nhà Công Tử Bạc Liêu.

Người con gái tuyệt sắc họ Lâm

Lâm Thị Phấn tên theo khai sinh là Lâm Thị Elise, sinh ngày 11/11/1918 tại phường An Cư thành phố Cần Thơ. Bà là con gái đầu lòng của ông giáo Lâm Văn Phận. Sinh ra trong một gia đình trí thức, từ nhỏ bà đã bộc lộ sự thông minh và ham học hỏi. Bà được cha mình cho theo học trường Taberd và lấy bằng tú tài tại đây. Bị ảnh hưởng từ cách giáo dục của cha mình, từ nhỏ Lâm Thị Phấn đã có những suy nghĩ đi ngược lại tư tưởng “trọng nam khinh nữ”. Với phương châm sống: “Việc gì đàn ông làm được thì phụ nữ cũng làm được”, bà luôn ủng hộ tư tưởng giải phóng phụ nữ.
Không chỉ là người học cao, bà còn là một người con gái đẹp tuyệt sắc. Khi bước vào tuổi 15, bà sở hữu một ngoại hình lý tưởng với chiều cao 1,7m, khuôn mặt sắc sảo, nụ cười duyên dáng làm mê mẩn biết bao nhiêu chàng trai. Bà được mọi người công nhận là hoa khôi của trường Taberd thời đó.
Theo những tài liệu còn được lưu giữ cẩn trọng tại gia đình họ Lâm, chúng tôi biết được rằng, dòng họ của bà là một dòng họ giàu có và nổi tiếng. Dòng họ này xuất thân từ hoàng tộc thuộc triều nhà Thanh sống ở Quảng Đông, Trung Quốc. Bà ngoại của ông Lâm Văn Phận (thân sinh bà Lâm Thị Phấn) vốn là công chúa thuộc triều đại Mãn Thanh. Khi cuộc cách mạng Tân Hợi nổ ra, dòng họ này di tản xuôi về phía Nam và di cư vào đất Việt.
Sau những năm sống ở miền Bắc Việt Nam, nhận thấy đất đai ở phía Nam Việt Nam trù phú hơn nhiều miền Bắc. Vì thế khoảng đầu thế kỷ 20 dòng họ Lâm đã tiến vào phía Nam theo chủ trương khai khẩn đất hoang của triều đình nước ta lúc bấy giờ. Khi đặt chân đến vùng đất Tây Đô, dòng họ Lâm ra sức khai khẩn, mở rộng ruộng đất. Đến những năm 1918 – 1920, trong hơn 20 năm khai khẩn, 1/3 diện tích đất thành phố Cần Thơ ngày nay đã trở thành đất đai của dòng họ Lâm. Mà người trực tiếp quản lý đất đai ấy là ông Lâm Văn Phận. Ruộng đất Lâm gia nhiều, Lâm gia lại nổi tiếng đức độ nên ngày càng có nhiều người dân từ nơi khác đến xin làm tá điền. Gia thế họ Lâm ngày càng lớn mạnh, nổi tiếng khắp vùng.
Ông Lâm Văn Phận không chỉ là một điền chủ giàu có mà còn là một con người hiếu học. Vào thời Pháp thuộc trong vùng không có trường học, rất ít người được theo học bài bản và chính qui. Là người có chí cầu tiến, ông Lâm Văn Phận đã tự mày mò học tập ở nhà và sau đó thi đậu bằng Diplôme. Đến thời điểm thực dân Pháp buộc phải đào tạo và sử dụng người Việt vào các công việc hành chính. Pháp mở trường Taberd Cần Thơ (thuộc thành phố Cần Thơ ngày nay). Sau khi được nhận vào làm giáo viên ở đây, ông Phận vẫn tiếp tục học và lấy bằng tú tài. Người Pháp thấy ông là một người tài năng và giàu có nên phân cho ông làm hiệu trưởng trường Taberd.
Không chỉ là người học rộng giàu có, ông Phận còn rất yêu nước. Trường Taberd, nơi ông làm hiệu trưởng đã trở thành cái nôi đào tạo ra nhiều chiến sĩ cách mạng nổi tiếng như Châu Văn Liêm, Ung Văn Khiêm, Nguyễn Văn Hưởng. Về sau, ông cùng với những học trò xuất sắc của tham gia kháng chiến với chức danh chủ tịch Liên Việt Tỉnh Cần Thơ (trước 1945).
Vừa chỉ tay vào các di vật, người hướng dẫn chúng tôi tham quan ngôi nhà thờ dòng họ Lâm, nơi “Người Đẹp Tây Đô” Lâm Thị Phấn sinh ra và lớn lên tự hào nói: Những chiến sỹ cách mạng ưu tú đã từng sống ở đây và ăn cơm do bà giáo (mẹ bà Lâm Thị Phấn) nấu. Một tay bà giáo chăm sóc, lo lắng thuốc thang cho họ. Ngày Cô Hai (Lâm Thị Phấn) lấy chồng, chính những chiến sỹ cách mạng là người bưng mâm quả đưa dâu.

Người đẹp Tây Đô được gả vào nhà Công tử Bạc Liêu

Nhiều tài liệu cho rằng “Người Đẹp Tây Đô” đã bị ép gả cho Công Tử Bạc Liêu. Nhưng theo như lời người cháu gái của bà Lâm Thị Phấn kể lại: Vào năm 17 tuổi người nhà Công Tử Bạc Liêu nhờ người sang đặt cọc và hỏi cưới bà về làm vợ cho người anh con cô cậu ruột với Công Tử Bạc Liêu (Trần Trinh Huy).
Người chồng này của bà là cháu nội đích tôn của ông Phan Văn Bì hay còn được gọi là Bá hộ Bì – ông Vua lúa gạo Nam Kì lúc bấy giờ. Ông Bì chính là ông ngoại của Công tử Bạc Liêu, người nổi tiếng một thời về sự chịu chơi trong giới nhiều tiền lắm của thời bấy giờ.
Tuy bà Phấn có tư tưởng phương Tây, không thích ép buộc và muốn tự do trong mọi vấn đề nhưng bà cũng là một người con hiếu thảo. Vì thế dù không yêu thương cháu ông “chúa gạo” nhưng bà vẫn nghe lời cha mẹ lấy ông này làm chồng. Về phía gia đình con trai Bá hộ Bì, vì thấy gia thế giàu có nhưng học thức hạn chế nên muốn tìm một người con dâu giỏi giang, đảm đang, thông thạo mọi việc và được học hành tử tế về quán xuyến mọi việc trong gia đình. Phần nữa họ muốn tìm một người vợ xinh đẹp, khéo léo để giữ chân cậu cháu đích tôn chỉ biết ăn chơi, hưởng thụ.
Ngày “Người Đẹp Tây Đô” đi lấy chồng biết bao nhiêu bạn đồng môn tiếc nuối. Ai cũng tiếc vì đóa hoa đẹp vội vã đi lấy chồng. Ông giáo Phận cũng rất thương cho con gái mình. Ông hiểu cô là người có chí lớn, là người cấp tiến mà phải gắn cuộc đời dưới nếp nhà phong kiến cổ hủ mà không biết làm cách nào.
Về nhà chồng, ngày vui nhanh chóng đi qua chỉ còn lại chuỗi ngày ngán ngẩm chán chường bên người chồng ít học. Chồng không lo làm ăn, chỉ biết chơi bời trác táng. Cha chồng của bà lo sợ con trai sẽ phá tan tành gia sản nên giao quyền quản lí tài sản cho con dâu. Từ đó, mâu thuẫn giữa bà và chồng lại càng gia tăng. Mỗi lần thiếu tiền tiêu xài, chồng bà lại cáu gắt, kiếm chuyện chửi mắng, đay nghiến bà. Bà cắn răng chịu đựng để mong giữ gìn cho trọn vẹn cái nghĩa vợ chồng.
Hai đứa con trai lần lượt ra đời không hề níu kéo được hạnh phúc gia đình trái lại còn đè nặng thêm lên những đau khổ về thể xác và tinh thần của người đẹp.

Giác ngộ lý tưởng cách mạng

Chính những bất đồng trong đời sống hôn nhân cùng với việc thấu hiểu nỗi khổ của người dân lao động nghèo được cho là động lực để cho bà tự giải thoát và tiến tới nhận thức về lý tưởng cách mạng.

Con đường trở thành nữ anh hùng cách mạng

Vốn sinh ra trong một gia đình tri thức nên bà Lâm Thị Phấn luôn mang tư tưởng tân tiến. Việc lấy chồng sớm được cho chỉ là để thuận lòng cha mẹ và tránh cho cha bà vướng vào khó xử chốn quyền thế.
Sau quá trình đấu tranh tư tưởng bà quyết định tự giải phóng mình khỏi cuộc hôn nhân sắp đặt và tham gia vào Hội Phụ nữ Cứu Quốc. Bà hoạt động tích cực góp phần xây dựng nên Hội phụ nữ huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu và sau đó được bầu làm Hội trưởng. Nhờ đóng góp tích cực, hăng hái, năm 1950 Bà được kết nạp vào Đảng. 
Với ngoại hình lý tưởng, lại có trình độ học vấn cao (bằng tú tài Pháp), nên bà được tin tưởng giao một nhiệm vụ trở lại nội thành Cần Thơ xây dựng đội ngũ điệp báo (hoạt động trong lòng địch), lấy Cần Thơ làm trụ sở. Tại đây bà được cho là đã có những đóng góp thầm lặng và rất vẻ vang, giúp quân và dân ta nhiều lần xoay chuyển tình thế, chống trả quân địch.

Dùng lý tưởng đẹp để cảm hóa chính người Pháp

Ngay trong những năm tháng được giao nhiệm vụ cao cả trong lòng địch, bà đã tìm thấy tình yêu đích thực là ông Trần Hiến. Ông là con lai Pháp, rất được người Pháp tin tưởng và nhận nhiệm vụ phiên dịch. Trong quá trình tiếp xúc bà Phấn đã cảm hóa ông Hiến, được cho là đã giúp ông nhận ra lòng yêu nước và quyết định đi theo cách mạng.
(Bà Phấn bên người chồng và cũng là đồng đội của mình)
Bà hoạt động cách mạng cho đến khi miền Nam giải phóng, bà được điều về Quân khu 9 công tác và về hưu năm 1984, sau này Người đẹp Tây Đô qua đời trên chính mảnh đất Cần Thơ, nơi bà đã sống, chiến đấu anh dũng quá nửa đời người.

Thăm Phim trường “Người đẹp Tây Đô”

Nhà tổ họ Lâm tại Thành Phố Cần Thơ hiện tọa lạc tại đường Hoàng Văn Thụ. Tuy nhiên bộ phim lại được chọn quay tại một ngôi nhà cổ độc đáo khác – Nhà cổ Bình Thủy hay còn gọi là nhà cổ Long Tuyền.
Nhà cổ Bình Thủy (Cần Thơ) có lẽ không còn quá xa lạ đối với nhiều du khách khi đến với miệt vườn sông nước (Đồng bằng sông Cửu Long). Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đây chính lại là “phim trường” của rất nhiều bộ phim nổi tiếng, trong số đó có Người đẹp Tây Đô và Người tình.
Nhà Cổ Bình Thủy thuộc gia tộc họ Dương (vốn là người gốc Bắc), được xây vào năm 1870, chủ sở hữu hiện nay là ông Dương Minh Hiển và bà Ngô Thị Ngọc Liên – hậu duệ đời thứ 6.

Tòa nhà được xây theo kiến trúc kiểu Pháp gồm 5 gian. Nền nhà được bó vỉa bằng đá xanh. Có 4 lối dẫn lên nhà chính. Hai lối từ bên hông nhà lên thẳng 2 gian ngoài cùng; hai lối còn lại kiểu Gotique với 4 bậc thang hình cánh cung tao nhã kết nối với khoảng sân rộng dẫn vào gian giữa.
Mặt trước, ngôi nhà có năm gian, cửa gỗ lá sách theo phong cách Art Nouveau (một loại hình nghệ thuật trang trí châu Âu thịnh hành vào đầu thế kỷ XX), cột gạch vuông được đắp nổi hoa văn dây lá nho. Gạch lát nền nhà hình hoa hồng đỏ đen được chủ nhân đặt từ Pháp.

Theo yêu cầu của gia chủ, mặc dù trông bên ngoài, tòa nhà mang dáng dấp của kiến trúc Pháp nhưng lại được bài trí theo đặc trưng của một gia đình người Việt. Theo đó, mái lợp 3 lớp ngói: Hai lớp dưới hình lòng máng, một lớp nhúng vôi bột trắng. Do đó, khi nhìn lên trần, người xem có cảm giác thoáng đãng, sáng sủa. Lớp trên cùng sử dụng ngói ống. Toàn bộ hệ thống kèo, bao lơn cùng 16 cây cột lớn cao 4 – 6m được nối kết bằng mộng ngàm tinh tế đến hoàn mỹ.
Điểm khác biệt của nhà cổ Bình Thủy là dưới nền nhà (dưới mặt đá hoa) được lót (dải) bằng một lớp muối hột dày chừng 10cm; công dụng của lớp muối này là nhằm chống mối mọt, côn trùng; trong nhà cũng có rất nhiều cột gỗ, tất cả đều được đặt trên những chân bệ đá, có lẽ vì vậy mà những chi tiết bằng gỗ trong nhà vẫn được bảo toàn nguyên vẹn qua thời gian đến bây giờ. Ngoài tác dụng chống mối mọt, lớp muối dày dưới sàn nhà cũng chính là lý do giúp căn nhà luôn thông thoáng, mát mẻ và khô ráo.

Toàn bộ gạch bông lát nền nhà, hàng rào sắt đúc bảo vệ khuôn viên và nhiều vật dụng khác trong nhà đều được đặt mang từ Pháp sang.
Có nhiều giai thoại ly kỳ liên quan đến việc xây dựng ngôi nhà này. Theo đó, khi quyết định xây nhà, dòng họ này cũng gặp những khó khăn trong việc khởi công vì không thể tìm thầy thợ để có thể dựng nhà theo yêu cầu. Ông Hội đồng Ba yêu cầu cánh thợ phải xây dựng được một cơ ngơi hoa lệ vừa mang dáng dấp Tây phương vừa giữ được nét truyền thống. Quan trọng hơn, ông yêu cầu sau khi xây xong nhà, “ông Hội đồng phải giàu lên”.

Chạy vạy, tìm kiếm mãi, người nhà mới tìm được ông thầy tên Ba Nghĩa, dân trong vùng quen gọi là thầy Lỗ Ban. Ông này nổi tiếng xây cất nhà đẹp trong vùng. Sau khi gặp và nghe yêu cầu của ông Hội đồng Ba, người này cho biết:

“Cất nhà đẹp hơn người cho ông thì không khó. Ngặt nỗi cái nghề này, gia chủ giàu thì phần số tôi phải mạt”. Nghe vậy, ông hội đồng không ngần ngại cam kết sẽ nuôi thầy Lỗ Ban đến mãn đời. Cuối cùng, căn nhà được xây trong hơn 20 năm, trở thành chuẩn mực của cái đẹp một thời và còn làm say lòng bao nhiêu người khác trong nhiều thế kỷ về sau.

Với sự độc đáo, những giá trị kiến trúc của mình, nhà cổ Bình Thủy đã được nhiều đạo diễn trong và ngoài nước tìm đến để lấy bối cảnh cho những bộ phim của mình. Theo đó, nhà cổ Bình Thủy từng là phim trường cho nhiều bộ phim nổi tiếng như: Người tình, Người đẹp Tây Đô, Bão U Minh, Bẫy ngầm, Đội nữ biệt động mùa thu, Dòng sông hoa trắng, Những nẻo đường phù sa, Công tử Bạc Liêu, Câu chuyện tình dòng kinh Phán, Vòng hoa Chôm pay,…

QUÝ KHÁCH CẦN XE TẠI CẦN THƠ VUI LÒNG LIÊN HỆ
Chúng tôi có:
  • Xe 4-7 chỗ đưa đón sân bay
  • Xe 4-7 chỗ đi tour tham quan nội thành
  • Xe đi liên tỉnh theo hợp đồng tham quan du lịch
  • Cam kết xe cộ chất lượng, tài xế chuyên nghiệp thân thiện